Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, tình trạng hôi miệng của tôi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khoảng thời gian khi đói. Không biết tình trạng hôi miệng khi đói này có phải là do bệnh trào ngược dạ dày gây nên không và làm thế nào để khắc phục. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. (Hưng Nguyên – Hải Dương).
Trả lời :
Chào bạn
Hưng Nguyên!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Nha khoa Paris. Về thắc mắc “
Hôi miệng khi đói có phải do bệnh trào ngược dạ dày không?” của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
1/ Nguyên nhân tình trạng hôi miệng khi đói
Hôi miệng khi đói đúng là một biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến cho hơi thở có mùi. Bạn có thể tham khảo thêm những nguyên nhân gây mùi hôi miệng như sau:
♦ Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách.
♦ Bạn mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Trào ngược dạ dày có phải nguyên nhân duy nhất gây hôi miệng khi đói?
♦ Một số bệnh lý cơ thể như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, tiểu đường, việm họng hạt, viêm xoang… cũng khiến cho miệng có mùi hôi, nhất là khi đói.
♦ Ăn quá nhiều thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào…
♦ Cao răng nhiều và lưu lại quá lâu trong khoang miệng.
Cao răng cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng
Nếu chưa thể xác định được cụ thể tình trạng hôi miệng của mình do đâu, hãy đến bác sĩ thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Chỉ khi xác định được nguyên nhân, bạn mới có thể có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Xem Thêm >>>
Cách chữa hôi miệng bằng mật ong
2/ Biện pháp điều trị hôi miệng khi đói
Như đã nói ở trên, cách điều trị hôi miệng nói chung và
hôi miệng khi đói nói riêng phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Các bệnh răng miệng và bệnh cơ thể, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày phải được điều trị triệt để trong thời gian sớm nhất để ngăn chặn những biến chứng của bệnh và cũng là một cách để điều trị hôi miệng. Bệnh khỏi cũng đồng nghĩa với mùi hôi miệng cũng biến mất.
Thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng cụ thể
Ngoài ra, hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia nha khoa. Nếu đang là “tín đồ” của các đồ ăn gây mùi, hãy dừng lại hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ chúng hàng ngày.
Thực hiện
lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần là giải pháp tối ưu nhất để bạn có thể thường xuyên theo dõi và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong rất nhiều trường hợp, hôi miệng tự động biến mất sau khi khách hàng thực hiện lấy cao răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét