Muối không chỉ là loại gia vị trong căn bếp nhà bạn mà muối còn có rất nhiều ý nghĩa trong việc phòng trừ, hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng. Trong đó, trị hôi miệng bằng nước muối là cách đang được nhiều người áp dụng rộng rãi. Phương pháp này thực hiện ra sao? Liệu có hiệu quả với bạn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Ai phù hợp với cách trị hôi miệng bằng nước muối?
Hôi miệng được coi là một bệnh lý răng miệng khó chữa. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay sức khỏe của toàn cơ thể. Tuy nhiên hôi miệng lại khiến chủ nhân cực kỳ tự ti.
Bạn có phù hợp với cách chữa hôi miệng bằng nước muối?
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, và cách trị hôi miệng bằng nước muối cũng chỉ áp dụng cho một số trường hợp như sau:
+ Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, răng có nhiều mảng bám.
+ Hôi miệng do thường xuyên ăn thực phẩm nặng mùi.
Còn lại những nguyên nhân như:
+ Hôi miệng do nội tiết tố: nước bọt tiết ra quá ít, đến kỳ kinh nguyệt...
+ Hôi miệng do bệnh răng miệng như cao răng,
sâu răng, lợi trùm...
+ Hôi miệng do bệnh lý đau dạ dày, viêm xoang, viêm phổi…
+ Hôi miệng do các bệnh liên quan đến phổi, thực quản, dạ dày, gan mật, đường ruột như viêm nhiễm, trào ngược dịch vị, ung thư...
Thì cách trị hôi miệng bằng nước muối không thể chữa khỏi mà chỉ hỗ trợ giúp tình trạng hôi miệng thuyên giảm. Nếu ngưng áp dụng thì bệnh hoàn toàn có thể quay trở lại.
2. Cách trị hôi miệng bằng nước muối thực hiện thế nào?
Muối là một loại khoáng chất giúp sát khuẩn vết thương, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu... Nếu biết cách áp dụng đúng thì trị hôi miệng bằng nước muối sẽ vô cùng hiệu quả.
Muối sát khuẩn giúp giảm thiểu tình trạng hôi miệng
Cách 1: Súc miệng bằng nước muối loãng ngày 3 lần.
Súc miệng nước muối khoảng 3-5 phút trước, nhổ nước muối ra và tiếp tục súc họng bằng cách ngửa cổ lên. Cuối cùng, bạn cần súc miệng lại bằng nước lọc để cuốn trôi các mảng bám ra khỏi khoang miệng.
Cách 2: Chữa hôi miệng bằng nước muối và cồn
Hàng sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn súc miệng bằng nước muối, sau đó thấm một ít cồn vào bông gòn rồi lau sạch toàn bộ hàm răng từ trong ra ngoài, từng chân răng, kẽ răng. Sau khi hoàn thành, bạn lại súc miệng bằng nước muối thật kỹ lần nữa (chú ý sử dụng cồn y tế thường dùng để sát khuẩn vết thương).
Lặp đi lặp lại
cách trị hôi miệng bằng nước muối và cồn sau khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Có cách nào thay thế chữa hôi miệng bằng nước muối?
Nếu đang áp dụng súc miệng nước muối hàng ngày, bạn không nên từ bỏ bởi việc này rất có ý nghĩa với việc chăm sóc răng miệng và phòng ngừa các bệnh lý.
Tuy nhiên xin lưu ý với bạn, nước muối không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn hôi miệng. Như đã nói ban đầu, hôi miệng là bệnh lý cực kỳ khó chữa, cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để tìm ra cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Hôi miệng chủ yếu do bệnh răng miệng, cần hỗ trợ điều trị khỏi bệnh mới hết hôi miệng
Đa số hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý răng như sâu răng,
cao răng, lợi trùm. Để hôi miệng biến mất, bạn cần điều trị cho khỏi các bệnh trên.
+ Với sâu răng: nhẹ thì hàn trám răng, nặng thì bọc răng sứ.
+ Cao răng: thực hiện lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần.
+ Lợi trùm: Cắt lợi, kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc theo chỉ định.
Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi là cách phòng trừ bệnh hôi miệng tốt nhất được các chuyên gia răng miệng khuyên dùng.
Nguồn >>>
https://nhakhoaparis.vn/tri-hoi-mieng-bang-nuoc-muoi.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét