Hôi miệng không phải là bệnh quá nghiêm trọng, tuy nhiên, khi nó đi kèm với tình trạng nhức răng thì bạn nên đề phòng bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy nhức răng hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì và phải làm sao để điều trị?
1/ Nhức răng hôi miệng là biểu hiện của bệnh gì?
Dựa vào những biểu hiện đi kèm với chứng hôi miệng như
nhức răng, đau lợi, ợ nóng… bác sĩ nha khoa có thể biết chính xác được vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải.
Trong số đó,
nhức răng hôi miệng là tình trạng khá phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo chắc chắn đến 90% rằng bạn đang gặp rắc rối với bệnh sâu răng.
Nhức răng hôi miệng thường là biểu hiện của sâu răng
Ngoài hai biểu hiện dễ nhận biết là tình trạng nhức răng đi kèm hôi miệng, bạn cũng có thể nhận biết bệnh và mức độ phát triển của bệnh bằng mắt thường.
➤ Nếu trên thân răng có những đốm trắng, những cơn đau nhức và mùi hôi miệng chưa rõ ràng thì bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh.
➤ Khi thấy thân răng bị nhức xuất hiện một hoặc vài lỗ đen nhỏ, hôi miệng đã dễ dàng cảm nhận hơn, tức là bệnh sâu răng của bạn đang phát triển nặng hơn.
➤ Đặc biệt, khi thấy những vết sâu lan to, kèm theo cơn nhức răng kéo dài, thậm chí nhức lên tận óc và mùi hôi miệng rất nặng, lúc này bệnh sâu răng của bạn đã đến mức cao nhất, có thể ảnh hưởng đến cả tủy răng phía bên trong.
Các mức độ phát triển của bệnh sâu răng
Tình trạng nhức răng hôi miệng do sâu răng cần được điều trị càng sớm càng tốt trước khi bệnh phát triển nặng hơn và phá hủy hoàn toàn thân răng.
2/ Cách điều trị nhức răng hôi miệng do sâu răng hiệu quả nhất
Việc điều trị
nhức răng hôi miệng do sâu răng cần phải dựa vào mức độ bệnh cụ thể. Những cách nhận biết bệnh bên trên chỉ mang tính chất tương đối, bạn nên đến nha khoa để được chẩn đoán chính xác về mức độ và có cách điều trị hợp lý.
+ Khi răng mới chớm sâu
Bệnh sâu răng ở giai đoạn này chưa quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng tại nhà, đồng thời kết hợp một số biện pháp chữa bệnh dân gian như ngậm nước muối, xúc miệng nước lá trà xanh, uống trà hoa cúc…
+ Răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ
Khi những vết sâu đã xuất hiện thì việc điều trị y khoa là hoàn toàn cần thiết. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh sạch lỗ sâu và hàn trám bít lỗ sâu lại để khôi phục hình dạng răng bạn đầu, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.
Bác sĩ thực hiện trám răng sâu để khôi phục hình dáng và chức năng ăn nhai cho răng
+ Sâu răng nặng, ảnh hưởng đến tủy răng
Trong trường hợp vết sâu răng đã lan rộng hoặc ảnh hưởng đến tủy, việc hàn trám cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt khi kết hợp với điều trị tủy. Tuy nhiên, nếu sâu răng quá nặng, phá hủy hoàn toàn cấu trúc thân răng và làm chết tủy, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng sâu.
Sau khi răng sâu được nhổ bỏ, bạn cần tiến hành trồng lại răng mới để thay thế vào phần răng đã mất. Thông thường sẽ có 2 giải pháp là
cấy ghép implant và làm cầu răng. Dựa vào nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phù hợp.
Khi tình trạng răng sâu được khắc phục hoàn toàn thì tình trạng nhức răng hôi miệng cũng sẽ tự động biến mất. Bạn nên thực hiện điều trị sâu răng sớm nhất có thể để tránh tốn kém cả thời gian và chi phí khi bệnh phát triển nặng thêm.
Hai phương pháp có thể áp dụng sau khi nhổ răng
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng
nhức răng hôi miệng và có cách điều trị kịp thời.
Nguồn >>>
https://nhakhoaparis.vn/nhuc-rang-hoi-mieng-la-bieu-hien-cua-benh-gi.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét