Nguyên nhân vì sao răng trẻ mọc lệch, dấu hiệu nhận biết là gì, ảnh hưởng thế nào và cách xử lý ra sao là những vấn đề đang rất được phụ huynh quan tâm. Dưới đây là những phân tích khá chi tiết từ chuyên gia và 5 hướng xử lý hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo khi răng trẻ mọc lệch.
1. Vì sao lại có hiện tượng răng trẻ mọc lệch?
Thông thường, răng trẻ mọc lệch có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ yếu này:
+ Do thói quen xấu từ hồi nhỏ: mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, ngủ nghiến răng, chép miệng… là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bé mọc lệch.
+ Do răng sữa mất sớm: vì một lý do nào đó như sâu răng, răng chịu tác động mạnh… mà răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào chỗ răng mất gây hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
+ Do di truyền: nếu hàm răng của cha mẹ, ông bà không đều, sai khớp cắn thì khả năng răng bé mọc lệch trong tương lai là rất cao.
Răng mọc lệch ở trẻ em phần lớn là do di truyền
2. Dấu hiệu nhận biết răng trẻ mọc lệch
♠ Dấu hiệu nhận biết từ sớm, khi còn răng sữa:
- Gương mặt thiếu sự hài hòa, cân đối
- Xương hàm đưa ra phía trước hoặc sau quá nhiều
- Đau một bên hàm nhai
- Khớp thái dương có vấn đề, hay bị đau nhức
- Trẻ thường xuyên cắn vào má hoặc trần miệng
- Hàm răng sữa không có khoảng hở giữa răng
♠ Dấu hiệu nhận biết khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc:
- Răng vĩnh viễn khi bắt đầu mọc có hiện tượng chìa ra, thụt vào hoặc bị nghiêng xoay, kẹt
- Răng vĩnh viễn mọc quá thưa hoặc chen chúc
- Răng có kích thước quá to so với khuôn mặt
- Hàm trên, hàm dưới không chuẩn tỉ lệ, lệch khớp cắn hoặc đối đỉnh
4. Chuyên gia bật mí 5 hướng xử lý răng mọc lệch ở trẻ
❶ Giúp bé từ bỏ những thói quen xấu
Như những thông tin mà chúng tôi đã nói ở trên, nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch chính là những thói quen xấu của bé. Nếu phát hiện bất kỳ những thói quen nào có thể khiến răng bé mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở và theo dõi bé sửa chữa.
Giúp bé từ bỏ những thói quen xấu là cách phòng tránh răng mọc lệch ở trẻ em
❷ Dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách
Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng có thể khiến răng sữa gãy sớm, bạn nên hướng dẫn bé cách chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngay khi vệ sinh răng cho bé
Khi việc vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, bé sẽ có một hàm răng chắc khỏe, răng sữa không bị mất sớm, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
❹ Răng mọc lệch ở trẻ em khắc phục tại nhà
Răng trẻ mọc lệch phải làm sao? Ngay khi phát hiện răng bé có dấu hiệu mọc lệch, bạn hãy nhắc nhở bé thường xuyên dùng lưỡi đẩy răng ra cho đến khi răng về vị trí như mong muốn.
Bởi ở độ tuổi nhỏ thì bé đang trong giai đoạn phát triển, việc tác động lực liên tục và thường xuyên sẽ dễ dàng di chuyển răng hơn rất nhiều so với tuổi trưởng thành.
❺ Nhờ sự can thiệp của các biện pháp chỉnh nha
Nếu bạn đã áp dụng tất cả 4 hướng xử lý răng mọc lệch ở trẻ em trên mà không thấy có hiệu quả như mong muốn, thì sau lứa tuổi thay răng bạn hãy nhờ đến sự tư vấn
niềng răng cho bé của bác sĩ.
Tuổi niềng răng phù hợp nhất là trong khoảng 13-16 tuổi. Vì thế hãy đưa bé đi niềng răng càng sớm càng tốt ngay khi bạn có điều kiện để rút ngắn thời gian điều trị.
Ngoài ra, với trẻ em, niềng răng càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao, tốt nhất là trước tuổi dậy thì:
- Bé trai: Trước 13 tuổi
- Bé gái: Trước 11 tuổi
Việc phát hiện và điều trị sớm răng mọc lệch ở trẻ em sẽ cho hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét